Learning Management System
End-to-end solution for learning and teaching
Assessments
Create high quality assessments with minimal effort
Fee Management
All the fee management tools you need under a single roof
Student Information System
All your student data at your finger tips in one click
Admission Management
Seamless lead management and admission process digitization
Exam Planner
Plan exams and share schedule seamlessly with all students and teachers
Report Card
Customize, create, download and print your school’s digital report card
Teachpay
Collect school fees in advance and get visibility into your cashflow
Student Tracking System
Keep track of student information, performance, bus-location and attendance.
Teachsmart
Launch NEP Compliant 21st Century Skill Courses

Những cách giúp học sinh tự đốc thúc nhau học tập trong lớp học online

Một trong những nhân tố góp phần quan trọng để tạo hiệu quả tích cực trong môi trường học trực tuyến là sự tương tác giữa các học sinh. Ngoài giáo viên, chính các học sinh cũng có thể đốc thúc nhau để tiếp thu kiến thức và cùng giành kết quả học tập tốt. Nếu cách thầy cô đang hướng dẫn một lớp học online, đâu là cách để giúp các học sinh tự đốc thúc nhau học tập?

1.Cho học sinh “tiếng nói”

Để các học sinh có thể tích cực tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học online, việc đầu tiên và quan trọng đó là hãy cho chúng được quyền có tiếng nói, thể hiện quan điểm cá nhân trong lớp học của bạn. Học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn đưa ra bất kỳ ý tưởng hay ý kiến nào nếu chúng cảm thấy mình không được tôn trọng “tiếng nói”.

Khi học sinh biết được mọi ý kiến của học sinh đều có ý nghĩa và mang lại ít nhiều giá trị trong lớp học online, chắc chắn chúng sẽ tích cực chú ý và đưa ra quan điểm, ý kiến đóng góp nhiều hơn.

2.Chia nhóm linh hoạt dựa trên các kĩ năng

Học tập theo nhóm là một trong những cách tốt nhất để tăng sự tương tác, đốc thúc, khích lệ lẫn nhau giữa các học viên của lớp học trực tuyến. Cần lưu ý, giáo viên không nên để các học viên làm việc trong cùng một nhóm cố định. Thay vào đó, nên tạo ra các nhóm linh hoạt dựa trên năng lực, nhu cầu hoặc sở thích của học sinh. Giải pháp này sẽ giúp học sinh tích cực khích lệ nhau tham gia vào các bài học.

Trong các tiết học online, khi hoạt động làm việc nhóm đã được khởi động, giáo viên sẽ dành thời gian linh hoạt để tham gia vào từng nhóm một, gợi ý những công cụ hỗ trợ cũng như những nhận xét, phản hồi cần thiết để giúp nhóm học tập hiệu quả hơn.

Không chỉ được áp dụng trong giới hạn tiết học e-learning mà ngoài giờ, khi làm bài tập về nhà hoặc khi chuẩn bị thuyết trình nhóm, thầy cô cũng có thể cho học sinh tổ chức học tập theo nhóm.

3.Cho phép học sinh tự hướng dẫn và đánh giá lẫn nhau

Với các lớp học có học sinh từ lớp 10 đến cấp đại học, cao đẳng, việc cho phép học sinh tự hướng dẫn, đánh giá lẫn nhau sẽ giúp mỗi học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của bản thân, từ đó tự đốc thúc bản thân và đối phương học tập nhiệu quả. Khi truyền đạt lại kiến thức mình biết cho bạn học, chính học sinh đó sẽ nhớ rõ và hiểu rõ vấn đề mình đang nghiên cứu hơn.

Với các lớp học ở cấp Tiểu học hoặc cấp 2, giáo viên có thể để học sinh tự dạy, tự hướng dẫn nhau trong những chủ đề dễ tiếp cận và đơn giản. Đặc biệt, giải pháp này vô cùng hiệu quả trong các tiết ôn tập trước khi kiểm tra, giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau, từ đó tăng khả năng ghi nhớ bài vở.

Dù là học sinh ở độ tuổi nào, khi áp dụng phương pháp này trong lớp học trực tuyến, giáo viên cần phải dành thời gian quan sát các nhóm và là người cuối cùng đánh giá về độ chính xác của nội dung mà các học sinh đã dạy cho nhau.

Nếu thầy cô đang quan tâm đến việc gia tăng hiệu quả học tập trong lớp học e-learning của mình, Teachmint hy vọng rằng 3 gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho các thầy cô. Chúc các thầy cô thành công!



Name must have atleast 3 characters
School name must have atleast 3 characters
Phone number must have atleast 7 digits and atmost 15 digits
Please select a role