Teachmint X
Interactive Flat Panel powered by EduAI
Teachmint Connected Classroom
Powered by EduAI
EduAI
AI-Powered Smart and Intelligent Personal Teaching Assistant
Teachpay
One stop fee management & digital payments for education institutes

Tận dụng lợi ích của Microlearning để tăng sức mạnh của e-learning như thế nào?

Microlearning là xu hướng chia nhỏ lượng kiến thức và thời gian truyền tải bài giảng nhằm tăng hiệu quả học tập trong các lớp học. Với các giáo viên đang giảng dạy online, nên tận dụng phương pháp Microlearning trong các tiết học như thế nào? Dưới đây là những gợi ý hay dành cho các thầy cô.

1.Microlearning là gì? Lợi ích của microlearning với học online

Microlearning là việc chia nhỏ khối lượng kiến thức thành những bài giảng nhỏ trong những khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, giáo viên cần đảm bảo dù chia nhỏ lượng kiến thức theo cách nào, tổng thể các kiến thức được truyền tải vẫn phải bao phủ và tập trung vào nội dung chính, không bị lan man.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người có khả năng học sâu hơn khi tập trung vào một chủ đề trong một khoảng thời gian ngắn. Thật vậy, khi khối kiến thức lớn được chia thành các cụm nhỏ tập trung, các học viên sẽ dễ dàng xử lý thông tin, từ đó “tiêu thụ” lượng kiến thức trong các bài giảng điện tử tốt hơn. Ngoài ra, khi chia nhỏ nội dung bài học, học viên sẽ giảm tải căng thẳng, giúp tăng khả năng lưu giữ kiến ​​thức, từ đó giúp học viên ghi nhớ lâu hơn.

Khi mô hình dạy học online đang trở thành xu hướng chủ đạo và quan trọng của giáo dục hiện đại, mô hình Microlearning cũng đang được áp dụng rộng rãi vào các lớp học e-learning.

2.Các cách ứng dụng Microlearning trong học trực tuyến

+Kết hợp các video ngắn để truyền tải kiến thức

Một trong những cách để ứng dụng Microlearning vào dạy học trực tuyến là tận dụng các video ngắn với thời lượng từ 2-3 phút. Thông thường, các video sẽ cung cấp thông tin về quy trình, khái niệm, hiện tượng, thí nghiệm vui,…

Ví dụ, khi bạn đang giảng dạy về môn lịch sử, bạn có thể tìm kiếm các phim tài liệu, các video hoạt họa hoặc các bộ phim có các phân đoạn liên quan để truyền tải một phần nội dung của bài học. Tất cả mọi yếu tố từ một video như âm thanh, hình ảnh hoặc đồ họa sẽ khiến nội dung tiết học online trở nên thú vị và dễ ghi nhớ hơn.

3. Thay đổi cách truyền đạt bài giảng

Để duy trì sự sôi động và luôn tạo được sự chú ý trong tiết học online, một trong các cách của Microlearning là thay đổi phương tiện/giải pháp truyền đạt kiến thức liên tục. Trong một bài giảng điện tử, hãy tạm biệt file thiết kế PowerPoint kéo dài nhiều trang và thay vào đó, giáo viên cần đa dạng hóa cách thức tương tác với các học viên của mình.

Cụ thể, giáo viên có thể bắt đầu lớp học online bằng việc giới thiệu các khái niệm, kế đến là sử dụng các phương tiện như video/hình ảnh/infographic để nhấn mạnh lại kiến thức vừa truyền tải, sau đó cho học viên tiến hành thảo luận nhóm để tìm hiểu sâu hơn về bài học, kết thúc là đưa ra một câu đố để giúp học viên đúc kết lại toàn bộ nội dung bài giảng.

4. Chú ý nguyên tắc thời gian với các nhóm học viên khác nhau

Tùy thuộc vào độ tuổi của người học, thời gian chú ý tập trung của họ vào một chủ đề cũng khác nhau. Ví dụ, trẻ em 6 tuổi có khả năng chú ý đến một chủ đề trong vòng 12 – 18 phút, trong khi thời gian này ở trẻ trong độ tuổi 12 là 24 đến 36 phút. Do đó, thầy cô giáo hãy chú ý đến thói quen tương tác của các học viên trong lớp học online và xác định thời gian tập trung trung bình của học viên, từ đó thiết kế mô hình Microlearning trong bài giảng điện tử một cách hợp lý.

Hi vọng với những gợi ý của Teachmint về phương pháp Microlearning, các thầy cô giáo sẽ có thêm được những bí quyết tuyệt vời để truyền tải kiến thức đến học viên, từ đó biến lớp học trực tuyến của mình trở thành khoảng thời gian lý thú dành cho học viên. Chúc các thầy cô thành công!