Teachmint X
Interactive Flat Panel powered by EduAI
Teachmint Connected Classroom
Powered by EduAI
EduAI
AI-Powered Smart and Intelligent Personal Teaching Assistant
Teachpay
One stop fee management & digital payments for education institutes

Các cách giúp học viên nhớ bài nhanh trong lớp học online

Giúp học viên nhớ bài sâu – lâu là một trong những ưu tiên hàng đầu của các giáo viên trong các lớp học online. Để giúp học viên tăng khả năng tương tác và nhớ bài, dưới đây là các cách hữu ích dành cho các giáo viên.

1.Kiểm tra ngẫu nhiên đầu giờ học online

Kiểm tra ngẫu nhiên đầu giờ, hay còn gọi là “trả bài” đầu giờ là một trong những phương pháp để giúp học viên nhớ bài lâu. Việc này đòi hỏi học viên sẽ tự ôn lại kiến thức của bài học cũ trước khi bước vào tiết học online mới. Việc trả bài đầu giờ trong các lớp học online thường sẽ bắt đầu bằng cách yêu cầu một vài học viên ngẫu nhiên phát biểu, hoặc yêu cầu các học viên sử dụng công cụ chat để trả lời đồng thời và kết quả trả lời chỉ được giáo viên nhìn thấy. Hoạt động này sẽ giúp tăng tính tập trung ngay từ đầu giờ của tiết học online cho học viên. Đồng thời, nếu vòng tuần hoàn này lặp đi lặp lại cũng sẽ giúp học viên vừa có thể tiếp thu kiến thức mới nhưng cũng không xao nhãng các kiến thức đã học.

2.Câu hỏi về bài học kỳ trước

Ngoài kiểm tra đầu giờ, giáo viên hãy tạo không gian trao đổi mở trong tiết học e-learning cho học viên bằng cách cho phép học viên đặt ra các câu hỏi, thắc mắc về bài học kỳ trước. Trong khoảng thời gian 5 – 10 phút, giáo viên có thể cho phép học sinh giơ tay phát biểu ý kiến, hoặc dùng công cụ chat để đặt câu hỏi. Sau đó, giáo viên hãy chọn lọc những câu hỏi tốt để phản hồi cho học viên hoặc có thể để các học viên tự thảo luận sâu hơn về câu hỏi của các bạn cùng lớp.

3.Câu hỏi nhanh về kiến thức vừa học

Để giúp học viên nhanh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức ngay trong lớp học trực tuyến, hãy luân phiên đưa ra các câu hỏi nhanh sau một thời gian giảng bài nhất định. Ví dụ, sau khoảng 5 – 10 slides bài giảng, giáo viên có thể tạm dừng lại và đặt 1 - 2 câu hỏi ngắn về những kiến thức vừa truyền đạt. Các câu hỏi nhanh có thể là câu hỏi trắc nghiệm, hoặc câu hỏi Đúng/Sai. Việc này sẽ giúp giáo viên khảo sát nhanh việc tiếp thu bài giảng của học viên đã đúng hướng chưa. Đôi lúc, nhờ những câu hỏi nhanh này, giáo viên có thể biết được những lỗ hỏng kiến thức của học viên, hoặc những nội dung kiến thức cần được “đào sâu” hơn trong tài liệu giảng dạy của mình.

4.Giao bài tập tình huống, thảo luận theo nhóm

Một phương pháp khác giúp thúc đẩy việc tiếp thu kiến thức của học viên trong lớp học trực tuyến là các hoạt động thảo luận tình huống. Hoạt động này có thể được diễn ra ở bất kỳ thời gian nào của tiết học online, đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ, miễn là có thể giúp kích thích phản xạ, tính tò mò và tương tác của học viên với lớp học. Cụ thể, giáo viên sẽ cho một tình huống case study và yêu cầu học viên thảo luận vấn đề theo nhóm. Tùy theo quy mô lớp học, nhóm học viên sẽ gồm 2 hoặc nhiều người. Thời gian thảo luận trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó, lần lượt các nhóm học viên sẽ dùng chức năng giơ tay trình bày, chia sẻ bài cách giải quyết vấn đề trước các nhóm khác. Hoạt động này diễn ra thường xuyên sẽ giúp học viên tập thói quen có trách nhiệm theo dõi sát sao các bài giảng trong tiết học online.

Khi các lớp học e-learning ngày càng nở rộ, các giáo viên cũng đã thể hiện được khả năng linh hoạt, chủ động trong công tác tổ chức giảng dạy online của mình. Hy vọng các gợi ý của Teachmint sẽ giúp các thầy cô có thêm trong tay những bí quyết tốt để dẫn dắt, hỗ trợ các học viên ngày một hiệu quả hơn.